Đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng
Phần thứ ba: nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng là giúp tu tập ly dục, ly các ác pháp; mà ly dục ly các ác pháp là diệt ngã. Cho nên, người tu sĩ không ly dục ly ác pháp thì không bao giờ diệt ngã được, nhưng ly dục ly ác pháp phải có những pháp hành đúng đắn, tu đúng pháp thì thân tâm nhẹ nhàng, an lạc, thoái mái, dễ chịu, thích tu, siêng năng tinh tấn, không lười biếng, nhất là lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, an lạc, hân hoan và vô sự; nếu không có pháp hành đúng đắn thì sẽ bị phí sức, đôi khi còn lạc vào thiền ức chế tâm, đã không có được giải thoát mà còn sanh bệnh tật rất nguy hại và hiểm nghèo.
Tùy thuận là một đức hạnh cao quý để xây dựng, rèn luyện con người trở thành người khiêm hạ, luôn luôn biết làm cho người khác vui lòng, thành người ý tứ trong công việc làm, không để cho thất bại, biết tôn trọng ý kiến người khác, trở thành người học hỏi cái hay và biết cái dở của người khác, thành người sáng suốt và bình tĩnh trước mọi ý kiến của người khác.
Điều quan trọng nhất trong sự tu tập đức tùy thuận là xây dựng rèn luyện con người thành người đầy đủ nghị lực, gan dạ, chấp nhận mọi ý kiến người khác để trở thành người nhỏ nhất, mà cũng là người lớn nhất.
Gợi ý
-
Đức nhẫn nhục
giúp trở thành người hiền hòa, bình tĩnh và sáng suốt, ôn tồn, nhã nhặn và từ ái. Đức nhẫn nhục giúp cho con người từ phàm phu trở thành Thánh Nhân, giúp xa lìa các ác pháp trong và ngoài tâm, diệt sạch bản ngã, tiêu trừ tánh hung...
-
Muốn học đạo đức nhân quả
không làm khổ mình khổ người thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy học tập đức hạnh cung kính và tôn trọng lẫn nhau.
-
Sống đúng đạo đức nhân bản–nhân quả
là người sống thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Còn những người sống thấy lỗi người, là những người đang sống theo vòng nhân quả luân hồi sinh tử. Sống biết thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của nhau là đạo.
-
Đạo đức nhân bản - nhân quả
Nhân là mỗi hành động thân, miệng, ý của chúng ta khởi ra; sự thọ chịu khổ hay vui của mỗi hành động kia là quả: Ví dụ, khi chúng ta nói: "Thằng khốn nạn", thì khi nói như vậy là "Nhân". Người bị mắng như vậy sẽ tức giận...
-
Đạo đức nhân bản – nhân quả của Đạo Phật
là phải dẹp bỏ tha lực, nếu còn cầu cúng, tế lễ, cầu phước, cầu tự, cầu an, cầu siêu, v.v... là đi ngược lại đạo đức nhân bản – nhân quả của Đạo Phật và con người sẽ sống trong ảo tưởng, mê tín và lạc hậu.
-
Đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người
gồm có những pháp: Thất Giác Chi, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần.
-
Đạo đức nhân bản- nhân quả trong ngũ giới
được chia ra làm ba cấp học: 1- Cấp học đạo đức bản thân có hai giới: Đức hiếu sinh, Đức ly tham từ bỏ lấy của không cho. 2- Cấp học đạo đức gia đình có một giới: Đức chung thủy. 3- Cấp học đạo đức xã hội có...
-
Hành động đạo đức nhân quả
có nghĩa là mình muốn được an vui hạnh phúc thì không nên làm những điều ác, những điều làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sanh, nếu làm những điều ác khổ mình, khổ người, dù có cầu Thánh, Thần, chư Phật, chư Bồ Tát gia...
-
Tu tập ý tứ khẩu hành niệm để ly bất thiện pháp lập đức nhẫn nhục
Khi muốn nói ra một lời nào đó, thì phải khởi ra một ý niệm trước. Khi ý niệm khởi xong, quan sát ý niệm đó, tìm nguyên nhân, mục đích của nó. Khi thấu rõ ý niệm đó mới nói ra lời.
-
Muốn có đạo đức nhân quả
thì phải học và tu tập theo đức hạnh trong giới luật của Phật đã dạy nhờ đó ta mới thấu rõ là pháp môn giới luật của Phật là pháp môn vô lậu thật sự. Nếu ai không tu giới luật mà bảo rằng vô lậu giải thoát thì...
-
Người sống với đạo đức nhân bản–nhân quả
là người biết sống với chính mình; là người không ăn cắp chính mình.